Uống lợi khuẩn trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể giúp ích cho trẻ

6 Phút đọc

Đường ruột chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau và tập hợp vi khuẩn này được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột. Ngay từ lúc sinh ra, các loại và lượng vi khuẩn khác nhau này có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, không chỉ trong thời kỳ sơ sinh mà xuyên suốt cả cuộc đời. Nguyên nhân là sự hợp thành của hệ vi sinh vật trong giai đoạn đầu đời ảnh hưởng đến cách sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch phát triển. Đây chính là lý do tại sao hệ vi sinh vật ở trẻ sơ sinh tác động cả ngắn hạn lẫn dài hạn đối với sức khỏe.1, 2, 3 


Có nhiều nhân tố giúp hình thành hệ vi sinh vật ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như hệ vi sinh vật ở phụ nữ đang mang thai, hình thức sinh (sinh mổ hoặc sinh thường) và trẻ có được nuôi bằng sữa mẹ hay không. Khi người phụ nữ uống lợi khuẩn trong thời kỳ mang thai và cho con bú, điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến loại vi khuẩn phát triển trong đường ruột của trẻ, có thể có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ và giúp giảm quá trình phát triển của các tình trạng liên quan đến miễn dịch, chẳng hạn như da khô và ngứa.4, 5, 6, 7, 8, 9

 
Dữ liệu thực tế

Những năm đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển hệ vi sinh của trẻ sơ sinh và có thể ảnh hưởng ngắn hạn cũng như dài hạn đối với sức khỏe.1, 2, 3 

Hệ vi sinh vật của người phụ nữ trong thai kỳ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ 

Hệ miễn dịch bắt đầu hình thành trong dạ con. Hệ miễn dịch tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong 36 tháng đầu đời.1 Cách hệ miễn dịch phát triển có liên quan đến hệ vi sinh vật; các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rõ tầm quan trọng của vi khuẩn trong đường ruột đối với cách hệ miễn dịch phát triển.2 

Trẻ bú sữa mẹ và việc bổ sung men vi sinh

Hệ vi sinh vật đường ruột trong thời kỳ mang thai và cho con bú ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh 

Các nhà khoa học chưa tìm hiểu được hết một cách chính xác cách vi khuẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh, nhưng họ cho rằng có 2 cách quan trọng:

  • Hệ vi sinh vật của người phụ nữ gửi tín hiệu tới hệ vi sinh vật của trẻ thông qua sữa mẹ và nhau thai.3
  • Trong quá trình sinh thường, vi khuẩn được truyền từ hệ vi sinh vật của người mẹ sang người con, ảnh hưởng đến cách phát triển của hệ vi sinh vật ở trẻ. Quá trình này được gọi là "reo hạt".11

Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn cách 2 quá trình tự nhiên này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ vi sinh vật và hệ miễn dịch của trẻ.

 
Dữ liệu thực tế

Uống lợi khuẩn trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể giúp ích cho sức khỏe miễn dịch của trẻ.4, 5, 6, 7, 8, 9

Sữa mẹ và nhau thai giúp hình thành hệ vi sinh vật ở trẻ sơ sinh 

Sẽ có lợi nếu hệ vi sinh vật của người mẹ ở tình trạng cân bằng trong thai kỳ vì hệ vi sinh vật của người mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ vi sinh vật ở người con. Hệ vi sinh vật của người phụ nữ thay đổi một cách tự nhiên trong thời kỳ mang thai, do các nhân tố bên ngoài cũng như do có thai. Hệ vi sinh vật của người mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.12, 13 Chẳng hạn, nếu một người phụ nữ mang thai có tâm trạng căng thẳng trong thai kỳ, điều này có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của họ. Hậu quả là có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của người con.14 

Uống lợi khuẩn có thể giúp cân bằng hệ vi sinh vật của người mẹ. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ sơ sinh sẽ ít có khả năng gặp phải tình trạng sức khỏe liên quan đến hệ miễn dịch khi người mẹ uống lợi khuẩn. Chẳng hạn, khi những người phụ nữ được cho uống chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, LGG® (sau đây được gọi bằng thương hiệu LGG®) trong thời kỳ mang thai và cho con bú (hoặc cho con uống sữa công thức đã được bổ sung chủng LGG® nếu họ không nuôi con bằng sữa mẹ) thì số lượng trẻ gặp phải tình trạng về da liên quan đến hệ miễn dịch giảm 50%, so với những trẻ có mẹ được cho uống giả dược.4 Khi những trẻ này lên 4,4, 5 và 7 tuổi,4, 6 kết quả tích cực này vẫn còn, điều này cho thấy lợi khuẩn LGG® có lợi về lâu dài. 
Việc uống kết hợp 3 loại lợi khuẩn (chủng LGG®, Bifidobacterium animalis subsp. lactis, BB-12®, và Lactobacillus acidophilus, LA-5®) trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng liên quan đến việc giảm số lượng trẻ mắc phải các tình trạng về da liên quan đến miễn dịch.
 
Dữ liệu thực tế

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị chỉ cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục cho bú sữa mẹ kèm theo các thực phẩm bổ sung.15

Đẻ thường giúp phát triển vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh 

Trong quá trình sinh thường, hệ vi sinh đường ruột của người mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh đường ruột của người con. 
Giữa thai kỳ 1 và 3, hệ vi sinh đường ruột của người phụ nữ thay đổi, trong đó có việc tăng số lượng vi khuẩn Bifidus có lợi trong hệ vi sinh đường ruột.16, 17 

Vi khuẩn Bifidus có vai trò quan trọng trong những năm đầu đời vì các vi khuẩn này có vai trò trung tâm trong quá trình phát triển sức khỏe miễn dịch của trẻ.18 Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 17 người mẹ và con của họ. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng ở những trẻ sinh thường, các chủng vi khuẩn Bibidus rất cụ thể xuất hiện ở cả người mẹ và người con.19 Tuy nhiên, những trẻ sinh mổ không có chung các chủng cụ thể này với người mẹ.19 Điều này cho thấy rằng các vi khuẩn cụ thể này được truyền từ người mẹ sang người con trong quá trình sinh thường.19 
Trong một nghiên cứu khác, những trẻ sơ sinh có mẹ uống chủng lợi khuẩn LGG® trong các tuần trước khi sinh có nhiều vi khuẩn Bifidus có lợi hơn trong đường ruột.9  
 
Dữ liệu thực tế

Tập hợp các vi khuẩn khác nhau trong đường ruột được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột.10

Việc uống lợi khuẩn trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể giúp ích cho hệ miễn dịch đang phát triển của trẻ

Kết quả nghiên cứu hoa học nhấn mạnh rằng thời kỳ mang thai và cho con bú là những thời điểm tương tác quan trọng giữa vi khuẩn đường ruột của người phụ nữ đang mang thai và cho con bú với hệ vi sinh vật của người con. Các nghiên cứu cũng nêu rõ rằng việc uống lợi khuẩn trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể hỗ trợ quá trình phát triển hệ miễn dịch của trẻ, nhờ đó giảm các tình trạng liên quan đến miễn dịch, chẳng hạn như da khô và ngứa. 

Hãy tham vấn một chuyên gia chăm sóc sức khỏe để tìm hiểu thêm về cách hỗ trợ sức khỏe của người mẹ và người con.

LGG®, BB-12® và LA-5® là các thương hiệu đã đăng ký của Chr. Hansen A/S.


Bài viết nhằm cung cấp thông tin liên quan đến lợi khuẩn và không có chủ ý gợi ý rằng bất kỳ chất nào được đề cập trong bài viết này là dùng để chẩn đoán, chữa trị, làm thuyên giảm, điều trị hoặc ngăn ngừa bất cứ bệnh nào.
 
Bifidobacterium, BB-12® 

Chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12® là chủng lợi khuẩn trong nhóm Bifidus được khảo chứng nhiều nhất trên thế giới. Chủng này đã được nghiên cứu rộng rãi và có liên quan đến các lợi ích đối với một số lĩnh vực sức khỏe.

BB-12® là một thương hiệu đã đăng ký của Chr. Hansen A/S.

Danh sách tài liệu tham khảo Mở Đóng

  1. Walker WA. Pediatr Res. 2017;82(3):387-95. (PubMed)
  2. Rautava S, et al.Nat Rev Gastroenterol Hepatol. 2012;9(10):565-76. (PubMed)
  3. Macpherson AJ, Nature Reviews Immunology. 2017;17(8):508-17. (PubMed)
  4. Kalliomaki M, et alLancet. 2001;357(9262):1076-9. (PubMed)
  5. Kalliomaki M, et alLancet. 2003;361(9372):1869-71. (PubMed)
  6. Kalliomaki M, et al.J Allergy Clin Immunol. 2007;119(4):1019-21. (PubMed)
  7. Dotterud CK, et al. Br J Dermatol. 2010;163(3):616-23. (PubMed)
  8. Huurre A, et alClin Exp Allergy. 2008;38(8):1342-8. (PubMed)
  9. Gueimonde M, et alJ Pediatr Gastroenterol Nutr. 2006;42(2):166-70. (PubMed)
  10. Brody H. Nature. 2020;577(7792):S5. (PubMed)
  11. Mueller NT, et al. Trends Mol Med. 2015;21(2):109-17. (PubMed)
  12. Nyangahu DD, et al. Microbiome. 2018;6(1):124. (PubMed)
  13. Roduit C, et al. J Allergy Clin Immunol. 2011;127(1):179-85, 85.e1. (PubMed)
  14. Zijlmans MA, et alPsychoneuroendocrinology. 2015;53:233-45. (PubMed)
  15. World Health Organisation. Accessed 12th November 2021. (Source)
  16. Koren O, et al. Cell. 2012;150(3):470-80. (PubMed)
  17. Nuriel-Ohayon M, et al. Cell Rep. 2019;27(3):730-6.e3. (PubMed)
  18. Ruiz L, et alFront Microbiol. 2017;8:2345-. (PubMed)
  19. Makino H, et alPLoS One. 2013;8(11):e78331. (PubMed)

Danh sách tài liệu tham khảo

  1. Walker WA. Pediatr Res. 2017;82(3):387-95. (PubMed)
  2. Rautava S, et al.Nat Rev Gastroenterol Hepatol. 2012;9(10):565-76. (PubMed)
  3. Macpherson AJ, Nature Reviews Immunology. 2017;17(8):508-17. (PubMed)
  4. Kalliomaki M, et alLancet. 2001;357(9262):1076-9. (PubMed)
  5. Kalliomaki M, et alLancet. 2003;361(9372):1869-71. (PubMed)
  6. Kalliomaki M, et al.J Allergy Clin Immunol. 2007;119(4):1019-21. (PubMed)
  7. Dotterud CK, et al. Br J Dermatol. 2010;163(3):616-23. (PubMed)
  8. Huurre A, et alClin Exp Allergy. 2008;38(8):1342-8. (PubMed)
  9. Gueimonde M, et alJ Pediatr Gastroenterol Nutr. 2006;42(2):166-70. (PubMed)
  10. Brody H. Nature. 2020;577(7792):S5. (PubMed)
  11. Mueller NT, et al. Trends Mol Med. 2015;21(2):109-17. (PubMed)
  12. Nyangahu DD, et al. Microbiome. 2018;6(1):124. (PubMed)
  13. Roduit C, et al. J Allergy Clin Immunol. 2011;127(1):179-85, 85.e1. (PubMed)
  14. Zijlmans MA, et alPsychoneuroendocrinology. 2015;53:233-45. (PubMed)
  15. World Health Organisation. Accessed 12th November 2021. (Source)
  16. Koren O, et al. Cell. 2012;150(3):470-80. (PubMed)
  17. Nuriel-Ohayon M, et al. Cell Rep. 2019;27(3):730-6.e3. (PubMed)
  18. Ruiz L, et alFront Microbiol. 2017;8:2345-. (PubMed)
  19. Makino H, et alPLoS One. 2013;8(11):e78331. (PubMed)

Lợi khuẩn

là gì?

Tìm hiểu thêm lợi khuẩn là gì và chúng có liên quan như thế nào đến các lợi ích cho sức khỏe

Cần tìm kiếm

điều gì

Xem các mẹo quan trọng về cách chọn một sản phẩm lợi khuẩn chất lượng cao

Các chủng
của chúng tôi

Đọc thêm về một số chủng lợi khuẩn được khảo chứng nhiều nhất trên thế giới và các lợi ích đa dạng của chúng đối với sức khỏe