Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị tình trạng đi phân lỏng

- Lactobacillus rhamnosus, LGG® có thể giúp ích

Dữ liệu thực tế

Tình trạng phân lỏng và nhiều nước thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.6 Trên toàn cầu, mọi trẻ dưới 3 tuổi sẽ có ít nhất một đợt thỉnh thoảng đi phân lỏng mỗi năm.6 

Tình trạng thỉnh thoảng đi phân lỏng là gì?

Khi ở tình trạng khỏe mạnh và cân bằng, hệ tiêu hóa có thể hấp thụ các chất dịch.7 Tuy nhiên, khi sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột bị rối loạn thì rất nhiều nước có thể bị rút vào trong ruột.8 Tình trạng này có thể gây ra hiện tượng phân lỏng, nhiều nước.

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng một số chủng lợi khuẩn có thể giúp ích cho sức khỏe tiêu hóa.9, 10 LGG® là một chủng như vậy. Chủng này có liên quan đến việc hỗ trợ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách giúp cân bằng các vi khuẩn đường ruột.

Đọc thêm về lợi khuẩn là gì?

Trẻ sơ sinh đang được khám về các vấn đề dạ dày

Tình trạng thỉnh thoảng đi phân lỏng thường xảy ra vì 3 nguyên nhân:

  • Tình trạng đi phân lỏng bất ngờ
  • Đi phân lỏng liên quan đến một số biện pháp can thiệp trong chăm sóc sức khỏe
  • Phân lỏng liên quan đến tình trạng nằm viện

Tình trạng đi phân lỏng bất ngờ

Khi vi khuẩn có thể gây hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa, chúng ta thỉnh thoảng bất ngờ gặp tình trạng đi phân lỏng do vi khuẩn có hại làm rối loạn tình trạng cân bằng tối ưu của hệ vi sinh đường ruột.11 Thuật ngữ "bất ngờ đi phân lỏng" mô tả tình trạng xuất hiện phân lỏng hoặc phân nước ít nhất 3 lần mỗi ngày hoặc thường xuyên hơn bình thường ở một cá nhân cụ thể,12 thường kéo dài chưa đến 7 ngày và không quá 14 ngày.13 Mỗi năm, trẻ dưới 3 tuổi thường có 0,5 tới 1,9 đợt bất ngờ đi phân lỏng.14

 

Một số chủng lợi khuẩn có thể giảm bớt tình trạng bất ngờ đi phân lỏng

Bổ sung nước trong và sau mỗi đợt bất ngờ đi phân lỏng bằng cách uống nhiều nước và chất lỏng là rất quan trọng.13 Ngoài ra, việc uống chủng lợi khuẩn LGG® có liên quan đến việc giúp rút ngắn các đợt bất ngờ đi phân lỏng.1, 2 
Đọc thêm về chủng LGG® của Chr.Hansen.
 
Baby-sleeping-diarrhea-in-babies-and-children-and-probiotics-925-529

Các biện pháp can thiệp trong chăm sóc sức khỏe có thể gây ra tình trạng đi phân lỏng, nhiều nước

Một số sản phẩm dùng để giảm bớt các triệu chứng liên quan đến sức khỏe không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại đã xâm nhập vào đường ruột mà còn diệt cả vi khuẩn cư trú có lợi, do vậy, làm rối loạn hệ sinh thái vi khuẩn đa dạng và phong phú vốn giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có thể gây ra tình trạng đi phân lỏng, nhiều nước.14, 15, 16, 17  

Lợi khuẩn LGG® có thể giúp ích 

Ở những trẻ được áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện các tình trạng sức khỏe, việc bổ sung chủng LGG® có liên quan đến tình trạng giảm các trường hợp đi phân lỏng.3, 4 Khi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề xuất sử dụng biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng sức khỏe nào đó, hãy hỏi cách hỗ trợ đồng thời hệ vi sinh vật đường ruột. 
Đọc thêm về chủng LGG® của Chr.Hansen

Tình trạng đi phân lỏng do nằm viện và việc sử dụng một số chủng lợi khuẩn 

Nằm viện có thể khiến người bệnh tiếp xúc với những vi khuẩn có thể có hại, làm rối loạn tình trạng cân bằng vi khuẩn trong đường ruột và gây tác hại đến tình trạng sức khỏe khác cũng như sự phát triển của tình trạng đi phân lỏng.18 Ở các quốc gia phát triển, tùy thuộc vào những nhân tố như thời gian trong năm, phần trăm số trẻ xuất hiện các tình trạng sức khỏe khác này dao động trong khoảng từ 5,1% tới 11,6%,19 trong đó, các tình trạng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chiếm phần lớn.20, 21, 22 Chi phí phải bỏ ra cho các tình trạng sức khỏe do nằm viện ở mức cao, chẳng hạn như các tình trạng này có thể khiến người bệnh nằm viện dài ngày.5
Trong một nghiên cứu, việc bổ sung chủng LGG® giúp trẻ em giảm các vấn đề liên quan đến tình trạng tiêu hóa và hô hấp do nằm viện.
Đọc thêm tại đây.  

Lợi khuẩn có thể hữu ích khi chúng ta gặp phải tình trạng đi phân lỏng, nhiều nước

Tình trạng đi phân lỏng, nhiều nước thường là do mất cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn có thể giúp khắc phục tình trạng mất cân bằng này và tăng độ đa dạng vi khuẩn, nhờ đó hạn chế được những tình trạng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tình trạng đi phân lỏng, nhiều nước.
Đọc về các chủng lợi khuẩn khác của Chr. Hansen hoặc cách chọn sản phẩm lợi khuẩn

LGG® là một thương hiệu đã đăng ký của Chr. Hansen A/S.

Bài viết nhằm cung cấp thông tin liên quan đến lợi khuẩn và không có chủ ý gợi ý rằng bất kỳ chất nào được đề cập trong bài viết này là dùng để chẩn đoán, chữa trị, làm thuyên giảm, điều trị hoặc ngăn ngừa bất cứ bệnh nào.

Bifidobacterium, BB-12® 

Chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12® là chủng lợi khuẩn trong nhóm Bifidus được khảo chứng nhiều nhất trên thế giới. Chủng này đã được nghiên cứu rộng rãi và có liên quan đến các lợi ích đối với một số lĩnh vực sức khỏe.

BB-12® là một thương hiệu đã đăng ký của Chr. Hansen A/S.

Danh sách tài liệu tham khảo Mở Đóng

  1. Aggarwal S, et al. Indian J Med Res. 2014;139(3):379-85. (PubMed)
  2. Isolauri E, et al. Pediatrics. 1991;88(1):90-7. (PubMed)
  3. Arvola T, et al. Pediatrics. 1999;104(5):e64. (PubMed)
  4. Vanderhoof JA, et al. The Journal of Pediatrics. 1999;135(5):564-8. (PubMed)
  5. Hojsak I, et al. Pediatrics. 2010;125(5):e1171-7. (PubMed)
  6. Thiagarajah JR, et al. Nat Rev Gastroenterol Hepatol. 2015;12(8):446-57. (PubMed)
  7. Hodges K, Gill R. Gut Microbes. 2010;1(1):4-21. (PubMed)
  8. Walker CLF, et al. Lancet. 2013;381(9875):1405-16. (PubMed)
  9. Lemberg DA, et al. J Paediatr Child Health. 2007;43(5):331-6. (PubMed)
  10. Yan F, et al. Gastroenterology. 2007;132(2):562-75. (PubMed)
  11. Lo Vecchio A, et al. Vaccine. 2017;35(12):1637-44. (PubMed)
  12. World Health Organisation. Accessed May 21, 2021 (Source)
  13. Szajewska H, et al. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2014;58(4):531-9. (PubMed)
  14. McFarland LV. Dig Dis. 1998;16(5):292-307. (PubMed)
  15. Barbut F, Meynard JL. BMJ. 2002;324(7350):1345-6. (PubMed)
  16. McFarland LV, et al. J Infect Dis. 1990;162(3):678-84. (PubMed)
  17. Hasan N, Yang H. PeerJ. 2019;7:e7502-e. (PubMed)
  18. World Health Organization. Accessed May 21, 2021. (Source)
  19. World Health Organisation. Accessed May 21, 2021. (Source)
  20. Muhlemann K, et al. Infect Control Hosp Epidemiol. 2004;25(9):765-71. (PubMed)
  21. Rutledge-Taylor K, et al. Am J Infect Control. 2012;40(6):491-6. (PubMed)
  22. Kinnula S, et al. J Hosp Infect. 2012;80(1):17-24. (PubMed)

Lợi khuẩn

là gì?

Tìm hiểu thêm lợi khuẩn là gì và chúng có liên quan như thế nào đến các lợi ích cho sức khỏe

Cần tìm kiếm

điều gì

Xem các mẹo quan trọng về cách chọn một sản phẩm lợi khuẩn chất lượng cao

Các chủng
của chúng tôi

Đọc thêm về một số chủng lợi khuẩn được khảo chứng nhiều nhất trên thế giới và các lợi ích đa dạng của chúng đối với sức khỏe